Than là một nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng năng lượng truyền thống và cơ bản. Ngày nay, than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại than trên thị trường? Hãy tìm hiểu ngay bài viết này để nắm được rõ hơn về thông tin này nhé.
Việc phân loại than sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng carbon và độ tro. Mỗi loại than sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
- Than đá: là một loại than có màu đen hoặc nâu-đen. Than đá thường sẽ hiếm hơn than nâu và có ánh mờ. Than đá có tính chất rất giòn và khi được nung nóng sẽ có nhiệt độ từ 900 – 1100oC. Ở mức nhiệt độ này, than sẽ bị kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
- Than nâu: là một khối đặc hoặc xốp, có màu nâu, ít khi có màu đen hoàn toàn và thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt thấp và chứa nhiều tro. Ngoài ra, than nâu cũng có độ ẩm cao và thường có lưu huỳnh ở mức 1-2%, mức độ biến chất thấp. Đặc biệt, than nâu nếu để thành đống lâu ngày sẽ bị oxy hóa và vụn ra thành bột, lúc này than sẽ tự sinh nhiệt mà bốc cháy. Chính bởi vì tính chất này đã gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản than nâu. Cũng do khả năng sinh nhiệt thấp mà than nâu ít khi được vận chuyển xa. Thông thường chỉ được sử dụng trong nhiệt điện, sử dụng trong sinh hoạt hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.
- Than gầy: loại than này hoàn toàn sẽ không bị thiêu kết, không thành cốc. Mà sẽ có dạng bột với mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy được dùng chủ yếu để làm nhiên liệu trong nồi hơi và trong các nhà máy nhiệt điện.
- Than khí: là loại than mang khả năng sản sinh ra một lượng lớn khí thắp, được sử dụng tương tự như than gầy.
- Than antraxit: loại than này có màu đen và có ánh kim, đôi khi có cả ánh ngủ sắc. Than antraxit không có ngọn lửa, khó cháy và phải cần có thông gió mạnh thì mới có thể cháy được. Tuy nhiên, loại than này có khả năng sản sinh ra lượng nhiệt lớn hơn các loại than khác nên được sử dụng chủ yếu để làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Vì tính chất khó cháy mà than antraxit có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu loại than.
Nhìn chung, sản lượng khai thác than sẽ có sự thay đổi và khác nhau ở các thời kì, cũng như giữa các khu vực và các quốc gia. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi và khác nhau ra sao. Thì sản lượng khai thác than cũng luôn có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối.
Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình sản lượng than là 5,4%/ năm. Tuy nhiên, từ thập kỷ 90 đến nay, mức tăng trưởng này giảm xuống chỉ còn 1,5%/ năm.
Mặc dù việc khai thác than gây ra nhiều vấn đề đặc biệt là gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nhu cầu sử dụng và khai thác giảm xuống.
Hiện nay, các quốc gia sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Oxtraylia, Nga. Với sản lượng chiếm đến 2/3 tổng sản lượng than của toàn thế giới.
Ở Việt Nam, than có nhiều loại với trữ lượng khá lớn và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước chừng rơi vào khoảng hơn 6,6 tỷ tấn. Trong đó, trữ lượng có khả năng khai thác là khoảng 3,6 tỷ tấn. Với con số này Việt Nam đã đứng đầu Đông Nam Á về trữ lượng và sản lượng khai thác than.
Hy vọng với những thông tin từ các chuyên gia về than của Nam Tiến Đạt cung cấp ở trên. Bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường than trong nước và quốc tế. Cũng như có được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Có bao nhiêu loại than?” Nếu bạn đang cần tìm một nguồn cung cấp than đá dồi dào về trữ lượng cũng như mức giá hợp lý. Hãy liên hệ ngay với Nam Tiến Đạt để có được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.