152 Đường D, Khu Đô Thị Lakeview City, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0305601767
congtytnhhnamtiendat@gmail.com
0932 087 568
0948 888 888
  • cung cấp than đá
  • Slideshow
  • 0
  • hinh 1
  • 4
  • hinh 3
  • Slide 2

Các loại than đá phổ biến hiện nay

Dựa vào lượng cacbon và nhiệt năng mà than có thể tạo ra, than đá được phân thành các loại:

  • Than nâu: là một khối đặc hoặc xốp, có màu nâu, ít khi có màu đen hoàn toàn và thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt thấp và chứa nhiều tro. Ngoài ra, than nâu cũng có độ ẩm cao và thường có lưu huỳnh ở mức 1-2%, mức độ biến chất thấp. Đặc biệt, than nâu nếu để thành đống lâu ngày sẽ bị oxy hóa và vụn ra thành bột, lúc này than sẽ tự sinh nhiệt mà bốc cháy. Chính bởi vì tính chất này đã gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản than nâu. Cũng do khả năng sinh nhiệt thấp mà than nâu ít khi được vận chuyển xa. Thông thường chỉ được sử dụng trong nhiệt điện, sử dụng trong sinh hoạt hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.
  • Than bitum: (hay còn được gọi là than mỡ) chứa 45% –86% carbon. Than bitum được sử dụng để sản xuất điện và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất than cốc sử dụng trong ngành công nghiệp gang thép.
  • Than á bitum: thường chứa 35% –45% carbon và có giá trị nhiệt thấp hơn than bitum. 
  • Than antraxit: loại than này có màu đen và có ánh kim, đôi khi có cả ánh ngủ sắc. Than antraxit không có ngọn lửa, khó cháy và phải cần có thông gió mạnh thì mới có thể cháy được. Tuy nhiên, loại than này có khả năng sản sinh ra lượng nhiệt lớn hơn các loại than khác nên được sử dụng chủ yếu để làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Vì tính chất khó cháy mà than antraxit có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
  • Than bùn: đều khá nhuyễn và mịn. Mức độ phân giải trung bình là 35,3%. Càng ở các mỏ sâu thì khả năng phân giải của than bùn càng cao.

Nhu cầu than đá của Việt Nam: Dự báo đến năm 2035


Theo tính toán của các chuyên gia, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than đá của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than khác.

Theo dự báo trong Quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ - sau đây viết tắt là QH 403/2016) nhu cầu than của Việt Nam, đặt biệt là nhu cầu than đá cho sản xuất điện ngày càng tăng cao. Cụ thể là (triệu tấn): Năm 2021: 86,4 (cho điện 64,1); năm 2025: 121,5 (cho điện 96,5); năm 2030: 156,6 (cho điện 131,1) 

Theo cập nhật mới nhất nhu cầu than đá cho điện sẽ vẫn tăng cao nhưng giảm so với dự báo trong QH403/2016 nêu trên. Theo đó, nhu cầu than nói chung theo dự báo mới sẽ là (triệu tấn): Năm 2021: 81,3 (cho điện 59,5); năm 2025: 110,9 (cho điện 86,0); năm 2030: 144,7 (cho điện 119,4) và năm 2035: 153,1 (cho điện 127,5) - xem Bảng 1.

Như vậy, đến năm 2030 - 2035 nhu cầu than đá cho điện sẽ cao gấp trên dưới 3 lần so với năm 2017.

Nhu cầu than đá gia tăng nêu trên của Việt Nam nói chung, cũng như cho sản xuất điện nói riêng là cần thiết và hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với một nước đang phát triển xét trên mọi phương diện: Nhu cầu điện, mức sử dụng than, vai trò của than trong đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta, cũng như sự phù hợp với xu thế phát triển than, nhiệt điện than trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực.

Năm 2019 tiêu thụ than bình quân đầu người của Việt Nam là 21,43 EJ/người, rất thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực như (EJ/người): Kazăcxtan (90,03), Úc (70,61), Đài Loan (68,54), Hàn Quốc (67,16), Nam Phi (65,05), Séc (56,0), Ba Lan (50,38), Nhật Bản (38,71), Hồng Kông (35,0), Mỹ (34,11) . Trong khi mức phát thải CO2 từ ngành năng lượng bình quân đầu người năm 2019 (Tấn/người): của Úc 17,0, Mỹ 15,09, Kazăcxtan 12,93, Hồng Kông 12,75, Hàn Quốc 12,47, Đài Loan 11,72, Nga 10,5, Séc 9,22, Nhật Bản 8,86, Đức 8,19, Nam Phi 8,17, Ba Lan 8,02, Trung Quốc 6,85, còn Việt Nam là 2,96.

Đến năm 2030 nhu cầu than đá của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80,4 triệu Toe, bình quân đầu người khoảng 0,73 Toe/người (tương ứng với dân số khi đó được dự báo là 110 triệu người).

Theo dự báo trong Kịch bản thông thường của JEEI Outlook 2019 (tháng 10/2018)  đến năm 2030 nhu cầu than bình quân đầu người của thế giới (Toe/người) là: 0,5; trong đó của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; Úc: 1,18.

Như vậy, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than.

Hy vọng với những thông tin từ các chuyên gia về than của Nam Tiến Đạt cung cấp ở trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường than trong nước và quốc tế. Cũng như có được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Có bao nhiêu loại than?” Nếu bạn đang cần tìm một nguồn cung cấp than dồi dào về trữ lượng cũng như mức giá hợp lý. Hãy liên hệ ngay với Nam Tiến Đạt để có được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

Mr. Sơn
Hotline: 0932 087 568
Phone: 0948 888 888
Email: namtiendat.co.ltd@gmail.com