Vấn đề hình thành của than đá thì các nhà khoa học và hóa học đã định nghĩa quá rõ ràng rồi. Về công dụng của than đá thì trong đời sống con người cũng đã chứng minh việc không thể thiếu than đá trong nhiều lĩnh vực của đời sống sản xuất và văn hóa. Tuy nhiên nỗi lo ngại lớn nhất hiện nay đối với than đá là gây ô nhiễm môi trường sống, nhưng cũng không thể thiếu than đá trong đời sống con người đặc biệt là ngành nhiệt lượng và hóa phẩm. Chính vì vậy gần đây các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi làm sao để sử dụng than đá nhưng hạn chế được sự ô nhiễm môi trường do than đá gây ra ở mức tối đa.
Đầu tiên phân tích cấu tạo của than đá:
Than đá gồm các thành phần như cacbon, hydro, lưu huỳnh, oxy, ni tơ, trong đó thành phần chính là cacbon. Là thực vật bị chôn vùi sau đó trải qua các giai đoạn biến hóa từ than bùn rồi đến than nâu (than non) rồi đến than bán bitum sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous), và rồi cuối cùng biến đổi thành than đá (anthracit). Đây là 1 quá rình biến đổi phức tạp về sinh học và địa chất trong hàng triệu năm. Chính vì vậy nó là một chất đốt tự nhiên có thể dùng trong việc đốt cháy cho mọi lĩnh vực liên quan đến nhiệt lượng, luyện kim, sản xuất điện, nhiệt, khí ,....và vấn đề để thay đổi cấu trúc của than đá để hạn chế được vấn đề ô nhiễm từ việc sử dụng than đá là một vấn đề nan giải.
Song song với công dụng to lớn của nó, Tác hại của than đá là vô cùng nghiêm trọng:
- Gây ô nhiễm nguồn nước: Nước tiếp xúc với than trong quá trình khai thác, làm sạch, lưu trữ hoặc sản xuất năng lượng sẽ chứa các kim loại nặng như chì và asen nếu không được xử lý và thải ra ngoài có thể gây nhiễm độc nguồn nước gần đó.
- Gây ô nhiễm không khí: Là một nhiên liệu hóa thạch với các phân tử carbon được hình thành từ cả trăm triệu năm trước đây nên khi đốt than, các chất khí độc hại như carbon dioxide cùng các hợp chất thủy nhân, lưu huỳnh dioxit và nito oxit sẽ xâm nhập vào không khí và không phân rã được gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, than có chứa khí metan, một trong những tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, dễ cháy rừng.
- Thay đổi hệ sinh thái địa phương: Hoạt động khai thác than sẽ tác động trực tiếp tới hệ sinh thái địa phương cũng như môi trường sống của sinh vật, khiến không khí bị ô nhiễm gây ra các cơn mưa axit.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng: Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái, than đá còn mang lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể, khi đốt than đá để sưởi ấm sẽ sinh ra khí độc CO gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chiết xuất từ than đá nhiều cũng dễ dẫn tới ung thư da, phổi và gan, đột biến DNA, làm bít lỗ chân lông và tăng độ nhạy cảm của da dưới ánh nắng.
Than đá ngày nay đã được các nhà cung cấp than đá cải tạo và biến đổi dần trong quá trình sản xuất như thế nào để tốt hơn cho môi trường khi sử dụng.
- Đầu tiên trong quá trình khai thác: than đá phải được quy hoạch khai thác xa khu dân cư, hạn chế sử dụng nguồn nước để làm sạch.
- Vấn đề các nhà cung cấp than đá đã làm được là tạo ra loại than đá có độ tro sau khi đốt cháy rất ít, nhưng nhiệt trị vẫn cao và dễ dàng đốt cháy. điều này hạn chế được tác động ô nhiễm môi trường 1 cách đáng kể.
- Than đá được các nhà cung cấp than đá tạo ra nhiều kích thước phù hợp cho từng mức độ sử dụng khác nhau trong đời sống để tránh lãng phí, hạn chế lượng than đá thải ra môi trường.
Cty Nam Tiến Đạt hiện nay đang đáp ứng được số lượng lớn và nhiệt trị cũng nhu độ tro ít để phục vụ nhu cầu than đá tại khu vực miền nam. Hotline 0932 087 568