Mua than cục xô ở đâu tốt? Cách phân biệt, đặc tính của chúng ra sao, hiệu quả cho lò hơi nào? Tại sao than keo xỉ? Bài viết này mình xin được chia sẻ đến quý khách hàng, đang dùng than cục xô đốt lò công nghiệp.
Than đá Quảng Ninh được chia làm 2 loại chính (Than nặng và than nhẹ):
Dùng cho việc nấu quặng, như đúc gang, sắt, nhôm, đồng, sấy nông sản như ngô khoai sắn vvv... Than nặng nằm chủ yếu ở các mỏ thuộc vùng Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều. Có hàm lượng lưu huỳnh cao, độ bốc thấp, giá thành rẻ, để lâu ngoài trời chuyển màu, do than chứa nhiều quặng, lại tiếp xúc với nước mưa, nhiều cục than chuyển màu xám thành màu vàng, có trọng lượng riêng nặng hơn than vùng Hòn Gai, Cẩm Phả.
Dùng cho mục đích đốt lò hơi công nghiệp, bởi chúng có hàm lượng lưu huỳnh trong than thấp, độ bốc cao hơn than nặng, dễ cháy, xốp than lên có trọng lượng riêng thấp hơn than nặng, chúng được dùng cho các nhà máy cần cấp hơi nhanh. Nhược điểm than dễ vỡ dẫn đến tỷ lệ hạt dưới cỡ nhiều, giá thành cao hơn so với than Uông Bí, Mạo Khê. Màu sắc đen có độ ánh. Than nhẹ thường tập trung ở vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, các mỏ sau như (Đèo Nai, Thống Nhất, Cao Sơn, Cọc Sáu..).
Thành phần tham gia cháy trong than đá gồm các nguyên tố sau (Cacbon, Lưu huỳnh, Hidro, Oxi, Nito, độ tro, độ ẩm…) = 100%. Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong than. Nhiệt phát ra khi cháy cho 1kg Cabon được gọi là nhiệt trị Cacbon. Cacbon trong than càng nhiều, thì nhiệt trị càng cao. Ngoài Nguyên tố Cabon ra, thì các thành phần khác cháy thứ yếu, vì có tổng bằng 100%, khi các nguyên tố khác tăng lên thì hàm lượng Cacbon sẽ giảm, đồng nghĩa với than sẽ giảm nhiệt trị.
Lưu huỳnh tham gia cháy, chúng tồn tại 3 dạng liên kết (liên kết hữu cơ, liên kết khoáng chất, liên kết Sulfat) Trong đó liên kết hữu cơ và liên kết khoáng chất Tham gia cháy. Còn lại liên kết lưu huỳnh Sulfat không tham gia cháy, chúng chuyển thành các chất như CaSO4, MgSO4, FeSO4… Những Chất này nóng Chảy, đóng Keo thành từng mảng bám chặt trên bề mặt ghi lò, dẫn đến quạt gió giảm tác dụng, thường bên vận hành lò hơi, thấy tụt hơi là tăng quạt gió, dẫn đến tốn điện của doanh nghiệp, mà vẫn không khắc phục tình trạng thiếu hơi trên. Buồng đốt không duy trì được sự cháy, là bởi ghi lò đã bị bịt kín, nguyên nhân do than đốt có hàm lượng lưu huỳnh nhiều.
Như vậy ảnh hưởng lớn đến việc cấp hơi cho nhà máy là đương nhiên, gây thiệt hại về kinh tế không hề nhỏ. Giải pháp lúc này, trước tiên bên vận hành lò hơi kiểm tra xem quạt hút, quạt đẩy của lò hơi có hư không? Sau đó dùng xà beng, đánh bật mảng than keo xỉ bám chặt vào ghi lò, đảo than trong buồng đốt lò thường xuyên. Những cách trên mà không được nữa thì thông báo nhà cung ứng đổi than.
Lưu huỳnh khi cháy, chúng sinh ra 2 khí ( SO2, SO3). Khí SO2 bay ra có mùi khó chịu, nguy hiểm cho người và động vật. Khí SO3 gặp hơi nước trong buồng đốt. Tạo thành axit sulfuric H2SO4. Đây chính là nguyên nhân lò hơi hay bị hỏng ghi lò.