Than đá Indonesia được xem là một trong những nguồn than giá tốt và được dùng phổ biến trên khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Với trữ lượng dồi dào cũng như những tiềm năng vốn có, than đá Indonesia đã mang đến sự đóng góp nhất định cho nền công nghiệp nước ta. Cùng Nam Tiến Đạt tìm hiểu những tiềm năng mà than nhập khẩu từ Indonesia mang lại nhé!
Than đá Indonesia là cường quốc xuất khẩu than đá trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 4 trên toàn cầu. Kể từ năm 2005, Indonesia đã dần khẳng định vị trí và phát huy vai trò của mình trên thị trường than thế giới, vượt xa cả thị trường Úc (trích từ trang Indonesia-Investment). Theo thông tin cung cấp từ Bộ năng lượng và tài nguyên khoáng sản, trữ lượng than từ Indonesia có thể đủ tiếp tế cho thị trường nội địa và cho các nước từ đây đến 90 năm nữa nếu tốc độ sản xuất không thay đổi nhiều so với hiện tại. Nói về thứ hạng trữ lượng than toàn cầu, Indonesia đứng vị trí thứ 9, chiếm 2,2% tổng số.
Trong bối cảnh than Indonesia được nhập khẩu nhiều về Việt Nam, có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vốn là nước mang thế mạnh về than xuất khẩu, vậy tại sao lại phải nhập khẩu than vào từ những nước khác, liệu có vô lý không?
Sở dĩ, nước ta chấp nhận nhập khẩu than là do điều kiện tự nhiên vốn có của than nội địa, tình hình kinh tế nước nhà phát triển quá nhanh với nhu cầu sử dụng nhiên liệu mà nguồn than nội địa không thể đáp ứng đủ.
Hầu hết than đá tại các mỏ nước ta đã được khai thác với số lượng lớn, hiện tại chỉ còn các mỏ than sâu trong lòng đất. Để khai thác được những mỏ than này, nhà sản xuất phải đầu tư cải tiến các công nghệ kỹ thuật khai thác than cũng như đầu tư vào nhân công. Vì vậy giá than nội địa tăng cao.
Ngoài ra, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng từ than hiện nay trong nước rất cao do sự phát triển của các ngành công nghiệp và nhiệt điện, dẫn đến quá trình đáp ứng ngày một khó khăn, nhất là trong sản xuất điện nhiệt cung cấp cho người tiêu dùng. Vì vậy, việc cung ứng nhanh là điều cấp thiết.
Với những nguyên do trên, Việt Nam đã và đang chuyển mình từ một nước xuất khẩu than sang sử dụng than nhập khẩu, nhất là từ Indonesia, nơi có trữ lượng dồi dào, và có địa lý chiến lược gần sát với Việt Nam.
Than đá Indonesia là một loại than nổi bật về đặc điểm kỹ thuật và phân bố trữ lượng. Đa phần than Indonesia sản xuất ra đều có độ bốc cao, và bắt cháy một cách dễ dàng. Về mặt độ ẩm, riêng đối với dòng than non sẽ có phần nhỉnh hơn so với loại than thường, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép về mức độ mang lại hiệu quả.
Hiện nay, Indonesia chủ yếu chọn than nâu và than bán bitum (hay tên gọi phổ biến khác là than mỡ) làm than xuất khẩu, vì những tính năng riêng biệt của nó có thể thích ứng cao với nhu cầu sản xuất năng lượng cho thị trường.
Về cấu tạo thành phần, than đá Indonesia chứa ít lượng lưu huỳnh và lượng tro cũng không nhiều. Cụ thể chi tiết hơn, mời bạn tham khảo số liệu sau:
Theo thống kê 2 năm trở lại đây, than đá Indonesia chiếm tới 53,3% so với tổng sản lượng than nhập khẩu của nước ta, đạt xấp xỉ 6,5 triệu tấn và hơn 32% trong tổng kim ngạch, tăng trưởng nhiều so với những giai đoạn cùng kỳ năm trước. Nói về giá than ở mức 50 -70 USD/ tấn, chỉ gần bằng 50% so với mức trung bình của những trận mạc than đá khác. Với mức chi trả như thế này, than Indonesia ngày càng khẳng định vị trí của mình cũng như mức độ ưa dùng trên thị trường tiêu thụ hơn.
Nói về thế mạnh của than đá Indonesia, chúng ta có rất nhiều điểm trội đáng để chia sẻ. Và sau đây là phần tổng hợp từ Nam Tiến Đạt về những lợi ích mà than Indonesia mang lại. Mời bạn cùng chúng tôi điểm qua:
Dễ thấy nhất ứng dụng của than đá Indonesia trong sản xuất, công nghiệp chính là làm nguyên nhiên liệu cho chất đốt lò hơi. Thường các nhà sản xuất sẽ sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp chung than Indonesia với những chất dễ bắt cháy khác như củi, than củi, mùn cưa.v..v..để đáp ứng nhu cầu vận hành lò hơi trong các ngành sản xuất.
Ngoài ra, than nhập khẩu này còn là yếu tố then chốt trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện trong bối cảnh sản lượng khai thác của than nội địa ngày càng hạn chế và các nhà máy nhiệt điện được xây dựng mới ngày càng nhiều. Bạn có biết, theo báo cáo gần đây tại diễn đàn “Tiềm năng thương mại ngành than giữa Indonesia và Việt Nam”, thì than Indonesia là nguồn than hỗ trợ chủ chốt để giúp cho Việt Nam đáp ứng nhu cầu lớn về điện. Vì hiện tại, Việt Nam đang gặp khó khăn trong vấn đề tái tạo điện từ nguồn thủy điện và nguồn khí cung cấp.