Than đá đốt lò hơi là loại nhiên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống dân sinh, trong sản xuất thì than đá được sử dụng cho các ngành công nghiệp như điện, phân bón, giấy, xi măng, than đá được sử dụng cho các nhà máy gạch tuynel. Đặc biệt là sử dụng cho các ngành nghề như chế biến thủy hải sản, chế biến nông sàn, dệt nhuộm, may mặc, sản xuất phân bôn, nấu cán thép, mạ màu kim loại.
1. Cacbon: Là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu than, nhiệt lượng phát ra khi cháy của 1 kg Cacbon gọi là nhiệt trị của Cacbon, khoảng 34.150 kj/kg. Vì vậy lượng cacbon trong nhiên liệu càng nhiều thì nhiệt trị của nhiên liệu càng cao. Tuổi hình thành nhiên liệu càng già thì thành phần Cacbon càng cao, song khi ấy độ liên kết của than càng lớn nên than càng khó cháy.
2. Hyđrô: Là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu than đá, khi cháy toả ra nhiệt lượng 144.500 kj/kg. Nhưng lượng Hyđrô có trong thiên nhiên rất ít. Trong nhiên liệu lỏng Hyđrô có nhiều hơn trong nhiên liệu rắn.
3. Lưu huỳnh: Là thành phần cháy trong nhiên liệu. Trong than đá đốt lò lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng: liên kết hữu cơ Shc, khoáng chất Sk, liên kết sunfat Ss. Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia quá trình cháy gọi là lưu huỳnh cháy Sc. Còn lưu huỳnh sunfat thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4 , FeSO4 … Những liên kết này không tham gia quá trình cháy mà chuyển thành tro của nhiên liệu. Nhiệt trị của lưu huỳnh bằng khoảng 1/3 nhiệt trị của Cacbon. Khi cháy lưu huỳnh sẽ tạo ra khí SO2 hoặc SO3 Gặp hơi nước trong buồng đốt SO3 dễ hoà tan tạo ra axit H2SO4 gây ăn mòn kim loại như ghi lò. Khí SO2 thải ra ngoài là khí độc nguy hiểm
4. Oxy và Nitơ: là những chất trơ trong nhiên liệu rắn và lỏng. Sự có mặt của Oxy và nitơ làm giảm thành phần cháy của nhiên liệu làm cho nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Nhiên liệu càng non thì Oxy càng nhiều. Khi đốt nhiên liệu, Nitơ không tham gia quá trình cháy chuyển thành dạng tự do có ở trong khói.
Than bùn:
Than nâu:
Than đá:
Là loại than có tuổi hình thành tương đối cao, các đặc tính cũng dao động trong phạm vi khá rộng, chất bốc thay đổi từ 2đến 55%, có thể chia thành mấy loại như sau:
– Than có ngọn lửa dài với chất bốc Vc trên 42%, dễ cháy, cho ngọn lửa dài và xanh;
– Than khí (gas) có chất bốc Vc từ 35 đến 42%;
– Than mỡ (luyện cốc ) có chất bốc Vc từ 18 đến 26%, cháy có ngọn lửa sáng và ngắn, thường dùng đễ luyện cốc cho ngành luyện kim;
– Than gầy, có chất bốc Vc dưới 17%, khó cháy, ngọn lửa ngắn và vàng, cốc không thiêu kết.
– Than antraxit (nhiều tác giã xếp thành một loại riêng ngoài than đá), có tuổi hình thành cao nhất, chất bốc rất ít, Vc chỉ khoảng 2 đến 9%, thành phần cacbon rất cao, Cc có thể từ 95 đến 98%, khi cháy cho ngọn lửa xanh nhạt, không có khói nên còn gọi là than không khói. Tuy thành phần C cao nhưng H ít nên nhiệt trị không cao bằng than mỡ mà nhiệt độ bắt lửa lại cao nên rất khó đốt cháy. Đây là loại than có rất nhiều ở nước ta.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng mua bán than đá đốt lò hơi - lò gạch giá rẻ, hãy liên hệ ngay Cty TNHH Nam Tiến Đạt để được chúng tôi phục vụ.