152 Đường D, Khu Đô Thị Lakeview City, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0305601767
congtytnhhnamtiendat@gmail.com
0932 087 568
0948 888 888
  • cung cấp than đá
  • Slideshow
  • 0
  • hinh 1
  • 4
  • hinh 3
  • Slide 2

Chính sách về các loại than đá tại các nước đi đầu về ngành than

Chính sách xuất nhập khẩu các loại than tại Indonesia và Úc 

Nhắc đến các loại than đá trên thị trường thì Úc và Indonesia là 2 quốc gia khiến người ta nghĩ đến ngay lập tức, bởi vì đây là 2 cái tên đi đầu trong ngành than của thế giới. Ngoài sở hữu nguồn tài nguyên than đủ để cung cấp cho thế giới thì 2 quốc gia này còn có những chính sách, quy định nghiêm ngặt về than đá mà các quốc gia nên học hỏi.

Các chính sách quản lý xuất nhập khẩu các loại than của Indonesia là gì?

Indonesia là quốc gia sở hữu sản lượng các loại than lớn cùng với đó là doanh số sản xuất thuộc hàng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ ba ở châu Á. Bên cạnh đó, Indonesia còn là nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới. Theo Thống kê năng lượng thế giới (6/2019), tổng trữ lượng than của Indonesia thu được đến cuối năm 2018 đạt đến hơn 35 tỷ tấn (bằng 3.5% tổng trữ lượng than thế giới và đứng thứ 6 trong top 10 thế giới), trong đó phải kể đến sản lượng than antraxit và bitum là 26122 triệu tấn và than abitum và than nâu là 10878 triệu tấn. Từ năm 2009, Indonesia đã tiến hành ban hành và thực hiện Luật khai thác mỏ mới đặt ra các quy định về biện pháp kiểm soát và quản lý: khai thác, hoạt động khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu than để duy trì được lượng than đủ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Ngoài ra, Luật khai thác mỏ cũng giúp cho giá than Indonesia được ổn định tránh tình trạng rớt giá khi thị trường bão hoà. Điểm nổi bật của điều luật có thể kể đến như:

Luật quy định, các nhà sản xuất và cung cấp than đá phải ưu tiên một phần sản lượng than khai thác được cho thị trường trong nước hay còn được gọi là nghĩa vụ thị trường nội địa (DMO). Khi nghĩa vụ hoàn thành, nhà sản xuất có thể xuất khẩu phần sản lượng còn lại theo ý muốn mà không cần phải xin ý kiến của nhà nước. Mục đích của Luật là đảm bảo cung cấp than cho nhu cầu trong nước, nhất là cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có và sẽ xây dựng theo kế hoạch của Indonesia. DMO có thể thay đổi theo từng năm tuỳ theo Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia ban hành.
Đến năm 2018, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia tiếp hành bổ sung thêm một số điểm mới có liên quan đến chính sách xuất khẩu than, cụ thể như:

Tỷ lệ DMO thay đổi thành tối thiểu là 25%, đồng nghĩa với việc các công ty than chỉ được phép xuất khẩu tối đa 75% sản lượng các loại than còn lại sản xuất trong năm.
xử phạt các công ty không thể hoàn thành DMO của năm trước bằng cách tính thêm vào lượng DMO của năm tiếp theo.
Qua đó có thể thấy DMO là phương pháp của chính phủ Indonesia là lựa chọn sử dụng để duy trì được tính bền vững của việc cung cấp than trong thị trường nội địa nước này.

Các loại than tại Úc được quản lý thông qua những chính sách như thế nào?

Ở Úc luôn tồn tại nguồn năng lượng lớn đó là các loại than tại thềm lục địa của nước này. Theo các thống kê thì tính đến cuối năm 2018, tổng trữ lượng than của Úc thu được là một con số khổng lồ, lên đến 147435 triệu tấn, chiếm 14% tổng trữ lượng than và đứng thứ 3 thế giới, trong đó 70.927 triệu tấn than antraxit và bitum và 76.508 triệu tấn than abitum và than nâu. Nếu cứ khai thác với sản lượng bình quân mà nước này thông báo thì phải mất đến hơn 300 năm thì nước Úc mới sử dụng hết hoàn toàn lượng than hiện có. Theo các chuyên gia trên thị trường than đá quốc tế, đến năm 2027 Úc có thể xuất khẩu hơn 210 triệu tấn than luyện kim các loại, tăng 30 triệu tấn so với 2017, và xuất khẩu 240 triệu tấn than năng lượng, tăng 14 triệu tấn so với năm 2017. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng đưa ra dự đoán về thị phần than của Úc đến năm 2040 sẽ tăng thêm 2% so với 2016, đạt 36% toàn cầu.

Bên cạnh hệ thống các loại than đá dồi dào về trữ lượng và thể loại, Úc còn sở hữu hệ thống chính sách chắc chắn và chi tiết để bảo vệ cho ngành công nghiệp than đá - vốn là một trong những nguồn thu chính của quốc gia này:

  • Cấp quyền khai mỏ: Tại Úc khi muốn tiến hành khai thác than đá thì công ty/ cá nhân phải thực hiện một số giấy tờ pháp kí để trình lên chính quyền liên bang, chẳng hạn như hồ sơ về quyền khai thác, thuê đất đai và các giấy tờ liên quan khác. Để được cấp giấy khai thác than thì dự án đó cần phải đạt những tiêu chí dưới đây:
  • Dự án thăm dò và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, tiến hành hoạt động thăm dò. Kết thúc thăm dò phải lập báo cáo kết quả và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt theo tiêu chuẩn JORC
  • Dự án khai thác và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt. Riêng ĐTM sau khi được chính quyền bang phê duyệt phải trình chính quyền liên bang phê duyệt.
  • Chính sách kiểm soát xuất khẩu và đầu tư nước ngoài: Do ngày nay có quá nhiều công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Úc để tiến hành khai thác nguồn than dồi dào của nước này, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc. Do đó để đối phó làn sóng ngày càng tăng của các công ty này vào khai thác than đá, chính phủ Úc đã thông qua một chính sách mới với mục đích chính là sàng lọc đầu tư trên cơ sở những mối quan tâm quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích sử dụng than đá của thị trường nội địa.
  • Quản lý nhà nước và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Tại Úc, sự quản lí của nhà nước đưa phân chia theo các cấp bậc chặt chẽ như sau: 
  • Chính quyền bang: quản lý các hoạt động khoáng sản
  • Chính quyền liên bang: quản lý xuất khẩu khoáng sản.
  • Chính quyền bang và liên bang: quản lý môi trường
  • Bài học quản lý các loại than tại thị trường Việt Nam từ nước bạn

Qua cách các nước trên thế giới ban hành luật về các loại than đá thì điều dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là ưu tiên than đá cho thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc giải quyết một số vấn đề quan trọng trong nước như:

  • Quản lý các doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến việc thai đá bị khai thác một cách lãng phí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trữ lượng chung của cả nước.
  • Pháp luật cần kiểm tra gắt gao và kĩ càng hơn để tránh tình trạng các đơn vị khai thác khoáng sản, đặc biệt là than đá chui.
  • Hạn chế vấn đề thiếu hụt nguồn vốn khi các doanh nghiệp tiến hành khai thác. từ đó dẫn đến ra tình trạng gián đoạn sản xuất và khai thác.

Mr. Sơn
Hotline: 0932 087 568
Phone: 0948 888 888
Email: namtiendat.co.ltd@gmail.com