152 Đường D, Khu Đô Thị Lakeview City, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM
MST: 0305601767
congtytnhhnamtiendat@gmail.com
0932 087 568
0948 888 888
  • cung cấp than đá
  • Slideshow
  • 0
  • hinh 1
  • 4
  • hinh 3
  • Slide 2

Giải pháp cung cấp than đá cho sản xuất điện: than nội địa và than nhập khẩu

Những ưu thế và khó khăn gặp phải khi cung cấp than đá cho ngành điện

Việc cung cấp than đá cho ngành điện là nhiệm vụ tất yếu để phục vụ cho cả xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu điện và đảm bảo an ninh năng lượng. Để triển khi từ lý thuyết đến hành động, nhà nước và các công ty than, doanh nghiệp cung cấp than cần phải nỗ lực rất nhiều để đồng bộ, thống nhất với nhau từ quá trình khai thác, nhập khẩu than, cung cấp than đến với các khách hàng.

 

cung cấp than đá

 

Cung cấp than đá nội địa cho các nhà máy cần nguồn tài nguyên nhiên liệu dồi dào

Việc cung cấp than đá cho thị trường trong nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Cần phải có giải pháp đồng bộ để giải quyết những vấn đề này, nếu không tìm cách nhanh chóng tháo gỡ những “nút thắt" sẽ khó có thể đạt được mức sản lượng đề ra. Cụ thể, sản lượng mục tiêu cho năm 2016 là 41- 44 triệu tấn than, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ đạt 38,5 triệu tấn, điều này khiến cho việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của người dân càng trở nên khó khăn, đặc biệt là nhu cầu than cho sản xuất điện.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực than đá, nguồn tài nguyên than của Việt Nam có tiềm năng trung bình, nhưng mức độ thăm dò vẫn ở mức rất hạn chế và độ tin cậy rất thấp, đặc biệt là ở các khu vực mỏ khai thác truyền thống đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy giảm về sản lượng than. Theo Chính phủ Việt Nam, tổng tài nguyên than đánh giá và thăm dò tính đến thời điểm cuối năm 2015 là hơn 48 tỉ tấn. Trong đó, trữ lượng than đá chiếm 4,62%, tài nguyên (TN) chắc chắn chỉ chiếm 0,33% và TN tin cậy chiếm 2,33%. Tổng cộng là 7,23%, còn lại là TN dự tính chiếm 5,5%, TN dự báo chiếm 87,2%, tổng cộng là 92,77%. 

Tuy nhiên, than vẫn là nguồn tài nguyên năng lượng nắm giữ vị thế quan trọng trong hệ thống năng lượng sơ cấp của Việt Nam. Với những thống kê trên có thể dự đoán được trữ lượng cũng như tài nguyên chắc chắn và tin cậy có thể phục vụ cho mục đích khai thác trên 50 năm với mức sản lượng trung bình hơn 50 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, việc cung cấp than đá ngày càng không hề dễ dàng, vì phần than đá có thể khai thác thuận lợi đã có dấu hiệu cạn kiệt, hầu hết các mỏ than hiện nay đều cần phải khai thác xuống sâu và xa hơn nên mức độ nguy hiểm và rủi ro cho nhân công ngày càng tăng. Cạnh đó, hệ số bóc đất đá và cung độ vận chuyển ở các mỏ khai thác lộ thiên bình quân toàn ngành tăng lên 10,6 m3/tấn và hơn; cung độ vận chuyển đất đá thải tăng lên trên 4 km; ở các mỏ hầm lò, ngày càng xuống sâu dưới mực nước biển, có khi tới - 450m, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp do áp lực mỏ lớn, phay phá, khí, nước nhiều dẫn đến việc đầu tư phải nhiều hơn lúc trước (suất đầu tư/tấn công suất mỏ than hầm lò từ gần 50 USD/tấn đã tăng lên khoảng 150¸180 USD/tấn).

Cung cấp than đá nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện từ các quốc gia gần Châu Á

Ngoài nguồn than khai thác nội địa, Việt Nam hàng năm được cung cấp than đá bởi 4 quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề như sau:

1/ Indonesia là đất nước xuất khẩu than chủ yếu cho Việt Nam bởi lẽ quốc gia này có ưu thế thuận lợi nhất để làm đối tác lâu dài: nguồn than giá rẻ, nằm gần bờ biển, cảng xuất khẩu than rộng lớn, đặc biệt là vị trí địa lý gần sát với Việt Nam. Vấn đề lớn nhất của ngành than Indonesia là các mỏ than chủ yếu thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài để cung cấp than cho chính nước của họ, thêm nữa là nhu cầu than cho sản xuất điện của Indonesia sắp tới cũng tăng cao, nên việc xuất khẩu sang Việt Nam cũng không hoàn toàn dễ dàng.

2/ Sau Indonesia, Nga và Australia là hai quốc gia cung cấp cho Việt Nam. Theo Nam Tiến Đạt, nguồn than của hai quốc gia này đều có chất lượng tốt, giá thành phù hợp với yêu cầu của nước ta, nhưng lại có bất lợi trong khâu vận chuyển than là từ các mỏ ra cảng biển quá xa cộng thêm khí hậu ở Nga vốn khắc nghiệt, nên giá thành than đá nhập về Việt Nam phải chịu thêm một khoản phí vận chuyển.

3/ Nam Phi cũng được lựa chọn là nguồn cung cấp than đá cho Việt Nam, với than chất lượng tốt, chi phí thấp. Nhưng chính sách về xuất khẩu than lại không ổn định, cơ sở hạ tầng vận tải còn hạn chế và vị trí địa lý xa. 

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu than đá, ngoài việc mua than đá nhập khẩu, các nhà máy điện cũng đã thực hiện việc trộn than của Nga, Nam Phi và Australia với than chất lượng thấp của Việt Nam để tạo ra loại than hợp lý cho sản xuất điện. Đây được xem là bước đi thông minh khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và quy trình xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn giữa các nước. 

Các giải pháp về cung cấp than đá cho thị trường Việt Nam hiện nay

Để cải thiện số lượng và chất lượng trong hoạt động cung cấp than đá cho thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp cần phải:

1/ Đẩy mạnh đầu tư thăm dò các mỏ than một cách hợp lý và an toàn để tìm ra nguồn than chất lượng, nâng cao năng suất khai thác và cung cấp cho các nhà máy.

2/ Tăng cường áp dụng các đổi mới công nghệ để nâng cao trình độ cơ giới hóa trong khai thác than. Nhất là cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than hầm lò và công nghệ chế biến than một cách hiệu quả hơn. 

3/ Đầu tư xây dựng và cải thiện các cơ sở hạ tầng logistic để phục vụ cho quá trình vận chuyển than trong nước hoặc nhập khẩu than từ nước ngoài, rút ngắn thời gian di chuyển và xử lý sản phẩm để cung cấp kịp thời cho các nhà máy công nghiệp.

Mr. Sơn
Hotline: 0932 087 568
Phone: 0948 888 888
Email: namtiendat.co.ltd@gmail.com